(Ảnh: Trụ sở Ngân hàng nhà nước Việt Nam)
Đất nước ta giành được thắng lợi vẻ vang khi thống nhất được hai miền tổ quốc năm 1975, chúng ta đã giành được độc lập toàn diện để phấn đấu đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa. Những hạn chế của chế độ tập trung bao cấp và khó khăn do sự bao vây cấm vận của Mỹ đã gây cho nền kinh tế Việt nam ảnh hưởng nghiêm trọng trong năm 197X – 198x.
Ảnh: Quảng trường cách mạng tháng tám – Hà Nội
Năm 1985, sai lầm từ cuộc cải cách ‘’giá – tiền – lương’’ làm cho nền kinh tế trở nên tồi tệ hơn. Năm 1986 lạm phát bùng nổ, tăng đến hơn 774%. Tôi được nghe một sự thật rất hoang đường về thời kỳ này rằng ‘’nếu bố mẹ tôi bán 1 con bò vào năm trước thì năm sau sẽ chỉ mua được 1 con gà.’’
Điều này đã thúc đẩy chính phủ đưa ra cuộc cải cách kinh tế toàn diện trong năm 1986. Từ đây, mở ra sự phát triển mới và tốt đẹp hơn, nhờ đó mà chúng tôi có được cuộc sống bình thường như hiện tại. Đến đây, tôi thấy rằng ”mình phải trân trọng những điều bình thường của hôm nay, vì đó là điều mơ ước của thế hệ ông bà tôi”.
Trong sự thay đổi phát triển và của đất nước có sự đóng góp rất lớn của ngành ngân hàng – mạch máu của nền kinh tế.
Ngày 3/7/1987 hội đồng bộ trưởng ra quyết định số 218-CT về việc cho thử chuyển đổi mô hình hoạt động ngân hàng tập trung một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp.
Ngày 26/3/1988 hội đồng bộ trưởng ra Nghị Định 53/HĐBT về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam bao gồm 2 cấp:
Cấp 1: Ngân hàng nhà nước là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng thực hiện quản lý Nhà nước về công tác tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân.
Cấp 2: Các ngân hàng chuyên doanh là tổ chức kinh doanh trực tiếp đối với nền kinh tế quốc dân; Các Ngân hàng chuyên doanh trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, gồm có:
- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam.
- Ngân hàng công – thương Việt Nam.
- Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch hội đồng bộ trưởng là ông Võ Văn Kiệt đã ký quyết định số 400, 401, 402, 403 thành lập 4 ngân hàng chuyên doanh nói trên với số vốn được cấp cho mỗi ngân hàng là 200 tỷ đồng ~ 30 triệu USD.
Chính những quyết định trên đã hình thành hệ thống ngân hàng hiện đại, chuyên nghiệp và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng của người dân hôm nay.
Cuộc sống luôn có những quy luật vận động của riêng nó, Chúng ta luôn tìm cách tránh sai lầm để dẫn đến thất bại. Nhưng đừng sợ thất bại, chính điều đó giúp chúng ta nhìn ra thấy được điểm yếu, cải thiện bản thân để phát triển tốt hơn.
Nền kinh tế, xã hội cũng vận hành theo những quy luật đó, những cuộc khủng hoảng luôn là điều tồi tệ nhưng sau đó mọi thứ trở lên tốt đẹp hơn.
Nguồn ảnh: Thomas Billhardt – phóng viên chiến trường nổi tiếng của CHDC Đức thực hiện ở miền Bắc Việt Nam
Nguyễn Quảng Thịnh – Phân tích và Tư vấn Chứng khoán
Điện thoại / Zalo / Viber: 0904679589
Facebook: vừa và đủ
Email: thinh.nquang1@gmail.com