Cách tính giá trị sổ sách và tác dụng của giá trị sổ sách trong quyết định đầu tư chứng khoán

Nguồn ảnh: thebank

Giá trị sổ sách (BV – Book Value) là giá trị của các tài sản của doanh nghiệp được thể hiện bằng tiền trong bảng cân đối kế toán. Đây là số liệu đơn giản trong các chỉ tiêu để định giá doanh nghiệp. Nó giúp nhà đầu tư thấy được tổng giá trị tài sản thực có của doanh nghiệp theo sổ sách. Nhưng nó thường được lãng quên do một số vấn đề:

  • Giá trị tài sản có thể không đúng so với giá thực mua: Do chủ doanh nghiệp thổi phồng giá trị của tài sản để chuộc lợi cá nhân hoặc cắt giảm giá trị tài sản để giảm chi phí khấu hao nhằm làm đẹp báo cáo tài chính.
  • Giá trị tài sản không đúng với giá bán tài sản: Các loại tài sản cố định và hàng tồn kho của doanh nghiệp khi thanh lý thường sẽ không bằng với giá trị được ghi trong sổ sách kế toán.

Do vậy, nhà đầu tư chứng khoán ít quan tâm tới giá trị sổ sách (BV) của doanh nghiệp.

BV (Book Value) = Tổng tài sản – (tổng nợ + lợi thế thương mại + tài sản vô hình).

Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiểu (BVPS – Book Value per Share) đại diện cho phần giá trị tài sản của doanh nghiệp trên mỗi cổ phiếu.

BVPS = BV/số lượng cổ phiếu

Giá trị này được mang so sánh với giá thị trường hay giá giao dịch hiện tại của cổ phiếu (P – Price) của cổ phiếu để thấy được doanh nghiệp đang được thị trường đánh giá như thế nào?

P/B = P / BVPS

P/B cao cho thấy thị trường đang đánh giá cao về khả năng hoạt động của tài sản của doanh nghiệp. Ngược lại, P/B thấp cho thấy thị trường đánh giá thấp về khả năng hoạt động của tài sản của doanh nghiệp.

Chúng ta nhìn lại 1 số ví dụ về giá thị trường và giá trị sổ sách của cổ phiếu các doanh nghiệp:

Ví dụ 1: FPT, VNM, SSI tại các thời điểm trước, trong và sau khủng khoảng kinh tế năm 2007 – 2008:

  • 15/3/2007 – Gắn với BCTC năm 2006
  • 15/3/2009 – Gắn với BCTC năm 2008
  • 15/3/2010 – Mức giá sau 1 năm 2009.

Nhìn vào bảng trên ta thấy nhịp BÙNG NỔ của TTCK năm 2007 đã đưa:

  • FPT được bán với hơn 20 lần giá trị sổ sách
  • VNM được bán với hơn 10 lần giá trị sổ sách
  • SSI được bán với gần 9 lần giá trị sổ sách

Để rồi chỉ 2 năm sau đợt BÙNG NỔ của thị trường, các cổ phiếu giảm 80% thị giá. Nhưng chính sự sụt giảm này đã là cơ hội khi các cổ phiếu được bán với giá quá rẻ so với giá tài sản doanh nghiệp.

  • SSI bán với giá 0.83 lần giá trị sổ sách, năm 2010 giá của SSI đã tăng lên hơn 4 lần.
  • VNM bán với giá 2.82 lần giá trị sổ sách.
  • FPT bán vớ giá 2.13 lần giá trị sổ sách.

Ví dụ 2: Thời điểm Việt Nam bị lockdown do dịch bệnh Covid -19. Rất nhiều các cổ phiếu của doanh nghiệp lớn bị giảm mạnh về gần bằng và thấp hơn so với giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Nếu chúng ta mua được các cổ phiếu vào thời điểm ngày 15/3/2020 đến cuối tháng 3/2020 thì 1 năm sau đó chúng ta sẽ được lợi nhuận tối thiểu 100% (nhân đôi tài khoản). Ví dụ minh họa ở bảng sau:

Bài học rút ra: Cơ hội lớn xuất hiện tại thời điểm nguy nan. Do vậy, chúng ta cần phải tích cực nghiên cứu, tìm hiểu về thị trường chứng khoán để nắm bắt được cơ hội mua được những cổ phiếu của doanh nghiệp tốt ở mức giá rẻ.

Kết luận: Giá trị sổ sách không phải là giá trị quyền năng quyết định mua/bán cổ phiếu, tuy nhiên chúng ta nên lưu ý đến nó khi thực hiện mỗi giao dịch để hạn chế rủi ro và tận dụng nhưng cơ hội tốt của thị trường.

Nguyễn Quảng Thịnh – Phân tích và Tư vấn Chứng khoán
Điện thoại / Zalo / Viber: 0904679589
Facebook: vừa và đủ
Email: thinh.nquang1@gmail.com