Học đầu tư chứng khoán

Có lẽ chúng ta không ai mong muốn làm việc cho đồng tiền mà luôn muốn để đồng tiền làm việc cho mình. Đầu tư là một trong những cách để tiền làm việc cho bạn. Nhưng nếu đầu tư sai đồng tiền của bạn không thể làm việc mà còn bị mất dần theo thời gian. Do vậy, chúng ta cần học cách đầu tư một cách đúng đắn. Nếu chúng ta làm đúng thì tiền sẽ biết cách tự sản xuất ra tiền, để làm đúng thì chúng ta phải học và thực hành đầu tư để xây dựng tư duy, kiến thức và kinh nghiệm.

1. Đầu tư chứng khoán là gì?

Đầu tư chứng khoán là hoạt động đầu tư gián tiếp thông qua việc giao dịch mua bán chứng khoán với mục đích tổng số tiền thu về trong mỗi giao dịch lớn hơn chi phí bỏ ra. Nói một cách dễ hiểu hơn là mua chứng khoán ở giá ‘’X’’ và bán giá ở giá ‘’X + A’’

  • A < 0 là cắt lỗ – Đầu tư chưa thành công, nhưng chúng ta sẽ có bài học.
  • A > 0 là Chốt lời – Đầu tư thành công, bài học chuyển hóa thành lợi nhuận.

2. Sự khác nhau giữa đầu tư chứng khoán và chơi chứng khoán.

Đầu tư chứng khoán và chơi chứng khoán là 2 cụm từ cụm danh động từ miêu tả 1 hoạt động giao dịch chứng khoán. Trong những cuốn sách về đầu tư chứng khoán nối tiếng của phố Wall, các tác giả luôn đề cập đến 2 cụm từ là ”đầu tư” (Investment)”đầu cơ” (Speculation). Nhưng với các nhà đầu tư Phố Đào Duy Anh (Một thời là con phố chứng khoán Việt Nam) hay gọi là ”Chơi chứng khoán”.

Chi tiết về sự khác nhau Đầu tư và Chơi Chứng khoán, các bạn đọc tại đây.

3. Phân tích chứng khoán.

Phân tích chứng khoán là hoạt động phân tích dựa trên cơ sở định tínhđịnh lượng để đảm bảo những quyết định giao dịch chứng khoán được thực hiện một cách phù hợp với mức giá mua hoặc bán cổ phiếu, nhằm đem lại hiệu quả đầu tư.

3.1. Phân tích định tính.

a, Nền kinh tế và ngành kinh tế nói chung: Phân tích nhằm tìm ra điểm mạnh và trạng thái của nền kinh tế đang ở giai đoạn nào. Từ đó thấy được bức tranh tổng thể tác động đến mỗi ngành kinh tế theo các hướng khác nhau. Đây là việc làm nhận diện rủi ro và cơ hội trong hoạt động đầu tư.

Phân tích nền kinh tế là một việc làm không hề dễ dàng. Các bạn hãy tìm đọc các báo cáo của các tổ chức uy tín để có thể nhìn được tổng quan và kết hợp với quan sát của cá nhân để rút ra cách nhìn và phân tích của riêng bản thân về nền kinh tế.

Từ những năm 1990, tổ chức ngân hàng thế giới (World Bank) đều làm các Báo cáo về kinh tế – xã hội của Việt Nam, các bạn có thể tìm đọc và nghiên cứu tại đây.

Ví dụ: Từ năm 2014 đến nay, Đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng làm cho ngành bất động sản khu công nghiệp hưởng lợi.

Các doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào Việt Nam: xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc trang thiết bị,…

Quan sát các khu công nghiệp, chúng ta có thể thấy các nhà máy được xây dựng tại khu công nghiệp từ năm 2014 ngày càng nhiều hơn. Các Doanh nghiệp phát triển BĐS khu công nghiệp được hưởng lợi rất lớn từ việc này, chúng ta nhìn lại giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành này:

b, Vị trí tương đối của doanh nghiệp trong ngành: Vị trí tương đối của doanh nghiệp cho chúng ta thấy sức cạnh tranh, khả năng bán hàng của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác. Đây là việc làm không hề đơn giản, nhưng khi chúng ta phân tích và so sánh tất cả các doanh nghiệp trong ngành ta sẽ thấy ưu/nhược điểm của các doanh nghiệp. Để từ đó chúng ta có thể thấy được doanh nghiệp phù hợp với quan điểm đầu tư của bản thân.

Cổ phiếu đầu ngành như: VIC, HPG, VCB, VHC,… có vị trí tương đối tốt hơn so với các doanh nghiệp trong ngành, do đó giá cổ phiếu thường diễn biến tích cực hơn.

c, Đặc điểm của ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo có vai trò then chốt cho sự thành công của doanh nghiệp, họ là đầu tàu để đưa doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, phát triển trong trương lại. Trong các lá thư hàng năm mà Buffett gửi cho các cổ đông, ông luôn nhắc đến tầm quan trọng và khả năng của các lãnh đạo trong những doanh nghiệp đang đầu tư.

Phân tích đặc điểm của một con người đã là một việc khó, cho nên đánh giá đặc điểm của một ban lãnh đạo gồm nhiều người lại càng khó hơn. Chúng ta cần phân tích trên nhiều khía cạnh khác nhau:

  • Phân tích hồ sơ của ban lãnh đạo
  • Phân tích phong cách quản lý của bạn lãnh đạo

Để tìm hiểu rõ hơn về cách phân tích đặc điểm ban lãnh đạo các chúng ta xem tại đây

d, Xu hướng thu nhập trong tương lai: Kết quả tăng trưởng lợi nhuận thường dẫn đến tăng trưởng về thị giá của cổ phiếu. Các lý thuyết tài chính dựa trên nhiều giả định khác nhau làm căn cứ cho việc phỏng đoán thu nhập tương lai. Nhưng tất cả giả định có thể thay đổi, nhà đầu tư cần liên tục cập nhập thông tin và diễn biến liên quan đến hoạt động doanh nghiệp.

Kết luận: Việc phân tích định tính phụ thuộc vào sự hiểu biết, tư duy của người phân tích. Mỗi người có cách đánh giá và phân tích khác nhau. Do vậy, chúng ta phải tích cực tìm hiểu lịch sử, quan sát hiện tại để nâng cao khả năng phân tích.

3.2. Phân tích định lượng.

a, Giá trị sổ sách: Giá trị này không được lưu tâm quá nhiều, tuy nhiên khi tìm hiểu sâu về nó chúng ta sẽ thấy được giá trị sổ sách giúp chúng ta có căn cứ để lọc ra được nhưng cổ phiếu giá tốt để đầu tư. Chúng ta nên lưu ý đến nó trước khi thực hiện quyết định đầu tư để hạn chế rủi ro và tìm kiếm những cổ phiếu tốt. Để tìm hiểu rõ hơn về tác dụng và cách phân tích Giá trị sổ sách, chúng ta hãy tìm hiểu tại đây.

b, Lịch sử phân chia thu nhập và cổ tức của doanh nghiệp đều được công bố rõ ràng thông qua: các Báo cáo tài chính và Quyết định chia cổ tức của hội đồng quản trị. Cổ tức là phần lợi nhuận được chia lại cho cổ đông của doanh nghiệp, nhà đầu tư thường quan tâm đến điều này. Chúng ta hãy tìm hiểu rõ hơn về cách phân tích lịch sử phân chia thu nhập và cổ tức của doanh nghiệp tại đây.

c, Tài sản và nguồn vốn được công bố đầy đủ và chi tiết trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp hàng kỳ. Để tìm hiểu rõ hơn về cách phân tích Tài sản và Nguồn vốn, chúng ta hãy tìm hiểu tại đây.

d, Hiệu quả hoạt động: Phân tích dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để tìm hiểu rõ hơn về cách phân tích Hiệu quả Hoạt động, chúng ta hãy tìm hiểu tại đây.

Nhà đầu tư cần phải học hỏi và tập luyện để nâng cao khả năng phân tích yếu tố định tính và định lượng của doanh nghiệp. Tích cực phân tích và tìm hiểu các cổ phiếu tốt và cổ phiếu xấu sẽ hình thành nên phương pháp đầu tư phù hợp với điểm mạnh của chính mình.

Các thông tin được công bố có thể chưa phản ánh đúng về giá trị và khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, chúng ta cần luôn cảnh giác và luôn tâm niệm rằng mình đang thiếu những thông tin quan trọng, điều này làm cho ta phải cố gắng tìm hiểu đến mức tối đa để đảm bảo được sự an toàn trong mỗi quyết định.

Chúc các bạn thành công.

Nguyễn Quảng Thịnh – Phân tích và Tư vấn Chứng khoán
Điện thoại / Zalo / Viber: 0904679589
Facebook: vừa và đủ
Email: thinh.nquang1@gmail.com