Phần 2: Đầu tư
1. Săn lùng túi mười gang
Chúng ta có nhiều lợi thế để nắm được doanh nghiệp tốt, nhưng chưa được khai thác và sử dụng triệt để. Hãy quan sát cuộc sống xung quanh, sản phẩm hoặc dịch vụ nào ra đời mà đóng góp nhiều cho cộng đồng đều đáng được quan tâm. Nhưng thường các doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt đều được bán ở giá cao, cho nên đây mới chỉ là bước sàng lọc ban đầu.
Sản phẩm dịch vụ tốt phải tác động tích cực đến tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp có sản phẩm tốt, nhưng sản phẩm tốt đó không phải là sản phẩm chính và chỉ đóng góp một phần nhỏ vào cơ cấu doanh thu/lợi nhuận của doanh nghiệp.
Phân loại 6 trạng thái doanh nghiệp:
- Tăng trưởng chậm: Khi một ngành công nghiệp đã trì trệ thì mọi công ty trong ngành sẽ mất đi động lực tăng trưởng, điều này xuất phát từ việc dư cung, hụt cầu hoặc 1 lý do đặc biệt nào đó kiểu như Covid với hàng ăn uống và du lịch. Hoặc kiểu doanh nghiệp chậm là doanh nghiệp đã vừa trải qua giai đoạn tăng trưởng mạnh, đã giành được phần lớn thị phần, họ hoạt động ổn định và trả cổ tức cao.
- Vững mạnh: Nhóm công ty này không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng ngắn hạn. Giá cổ phiếu tăng được 1 thời gian rồi tích lũy lại để đi lên. Thường đây là những công ty về hàng thiếu yếu: Gạo, bột mỳ,… Tuy nhiên mọi thứ cũng có thể thay đổi.
- Tăng trưởng nhanh: Có thể là công ty lớn hoặc công ty không lớn nhưng có thể chiếm lĩnh mặt hàng và thị phần tốt. Nhưng nhanh nó đi kèm cái giá của nó là không bền. Còn những tập đoàn và công ty lớn sau 1 thời gian phát triển nhanh thì nó sẽ bị chậm lại và giá trị của doanh nghiệp đi xuống. Tuy nhiên, những công ty này còn tăng trưởng thì cổ phiếu vẫn chiến thắng trên TTCK. Bí quyết là bạn phải xác định được thời điểm chúng dừng phát triển và cái giá bạn trả cho sự phát triển đó
- Theo chu Kỳ: Công ty mà LN và doanh thu thay đổi theo chu kỳ của nền kinh tế.
- Đột biến: Công ty con của 1 công ty mẹ già yếu, Công ty cơ cấu lại thành công hoặc phát triển được siêu sản phẩm dịch vụ. Hoặc vì nguyên nhân nào đó mà nhu cần sản phẩm của tăng đột biến.
- Sở hữu tài sản ngầm: Bất động sản giá trị, quyền sở hữu CP của công ty con khác, tác phẩm nghệ thuật độc nhất.
Tuy nhiên, 1 doanh nghiệp có thể chuyển từ trạng này sang trạng thái khác. Điều này phụ thuộc nhiều vào tầm nhìn và hành động ban lãnh đạo.