Bài học đầu tư chứng khoán về việc kỳ vọng quá mức trở thành ảo tưởng

Nguồn ảnh: Vfo.vn

‘’Học từ quá khứ, quan sát hiện tại, tìm ra bản chất, lên kế hoạch rõ ràng và quyết định hướng về tương lai tốt đẹp’’. Đây là đúc rút của một người đã trải qua nhiều thăng trầm trong chứng khoán.

Quá khứ luôn cho ta những bài học có giá trị về thành công và thất bại. Đại đa số chúng ta đều quan tâm đến những tấm gương thành công, nhưng thất bại có giá trị đặc biệt vì phải trải qua nhiều thất bại mới có thể đi đến thành công. Jack Ma đã từng phát biểu về thành công khi xây dựng ALIBABA đó là ‘’Khi mọi người đều nhìn các tấm gương thành công để phát triển thì ông và các cộng sự học hỏi nhiều từ những thất bại của người đi trước’’.

Thị trường chứng khoán năm 2006 – 2009 có rất nhiều bài học có ý nghĩa. Có nhiều người thành công trong giai đoạn này, nhưng số lượng người thua lỗ nặng nề nhiều hơn.

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2002 – 2007, tốc độ tăng trưởng chỉ đứng sau Trung Quốc. Đất nước ta trỗi dậy mạnh mẽ sau một loạt những chính sách cải cách từ năm 1986. Việt Nam được ví với những con vật có sức mạnh và uy thế như Rồng và Hổ.

Năm 2005, thị trường chứng khoán Việt Nam có gần 30 doanh nghiệp niêm yết. Cuối năm 2006 con số này tăng lên 75 công ty, nhưng lại là thị trường tăng giá lớn nhất thế giới.

Năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, tất cả các kênh thông tin đại chúng nói về sự kiện quan trọng và có ý nghĩa này có thể làm cho nền kinh tế phát triển vượt bậc. Tất cả mọi người tin vào sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK. Mọi người cùng rủ nhau rút tiền gửi tiết kiệm, thậm chí vay thêm để đầu tư chứng khoán. Cô bán trà đá cũng trở thành nhà đầu tư chứng khoán và họ liên tục truyền tin cho người thân về các doanh nghiệp tốt để đầu tư.

TTCK Việt Nam năm 2006 tăng từ 300 điểm lên hơn 750 điểm. Sau 2 tháng đầu năm 2007, thị trường tăng lên hơn 1000 điểm. Như vậy, trong vòng 14 tháng thị trường chứng khoán Việt Nam tăng lên gấp 3 lần.

Chính sự kỳ vọng trở nên quá mức đã làm cho mọi người bị ảo tưởng về sức mạnh thần kỳ của các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đã đưa đến kết cục bị thảm năm 2008, chỉ số Vindex giảm từ 900 điểm về 300 điểm (đúng vạch xuất phát từ năm 2006).

 

Tháng 3/2007, Quỹ tiền tệ thế giới đã ra báo cáo cảnh báo Việt Nam về việc các cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK đang được định giá quá cao. Sau đó, Nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam đã phản bác mạnh mẽ, sự kỳ vọng của mọi người vào tiến trình đổi mới và hòa nhập với quốc tế quá lớn. Trong suốt năm 2008, những người giữ nguyên sự kỳ vọng này đã chịu những tổn thất lớn.

Cuối năm 2008, các kênh thông tin đại chúng giải thích rằng cuộc khủng hoảng này được giải thích do nền kinh tế Mỹ suy thoái bởi bong bóng bất động sản. Một cách giải thích có vẻ hợp lý, nhưng nó sẽ không giúp những người thua lỗ lấy lại tài sản của mình. Tuy nhiên, khủng hoảng ở nước Mỹ chỉ làm các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm khoảng hơn 30%, trong khi đó chỉ số Vnindex giảm hơn 80% (tính từ đỉnh giá).

Bài học rút ra:

  • Đầu tư chứng khoán chúng ta cần học cách nhìn vào thực tế thay vì làm theo đám đông và kỳ vọng quá mức vào tương lai. Không nên đi tìm nguyên nhân khi thấy sự biến động mạnh về giá. Bằng thời gian và công sức đó, Chúng ta hãy xây dựng cho mình phương pháp đầu tư phù hợp với bản thân.
  • Ngay cả khi phân tích của IMF đã nhìn vào thực tế nhưng phải gần 1 năm sau mới chứng minh là đúng. Do vậy, sự kiên định với những điều đúng đắn là điều rất quan trọng. Nhiều nhà đầu tư thấy được thị trường đang ở vùng rủi ro nhưng vì mong muốn kiếm lợi nhuận nhanh chóng đã bị cuốn vào vòng xoáy đầu cơ năm 2007 và phải trả giá đắt năm 2008.

Các cuộc khủng khoản diễn ra theo những cách khác nhau và có những điểm giống nhau. Nhưng học hỏi từ những thất bại cho ta nhiều bài học giá trị.