1. Cơ cấu tài sản/nguồn vốn.
Tổng tài sản VNM giảm 2.000 tỷ, trong đó:
Chủ yếu giảm ở tài sản ngắn hạn:
- Tiền và các khoản tiền gửi ngân hàng giảm 1.000 tỷ
- Tồn kho giảm 1.000 tỷ
Tài sản dài hạn giảm 400 tỷ:
- TSCĐ hữu định giảm 800 tỷ do công ty thanh lý tài sản. Nhưng VNM vẫn duy trì hoạt động đầu tư mới TSCĐ hữu hình, chi tiết như ảnh dưới.
- Tài sản dở dang dài hạn tăng 500 tỷ, công ty tập trung cho dự án Trang trại tại Lào, chi tiết như ảnh dưới.
Nguồn vốn, Công ty thanh toán/chi trả các khoản nợ 1.000 tỷ (Phải trả người bán + chi phí phải trả giảm). Các khoản nợ vay ngân hàng giữ nguyên và đây là các khoản nợ vay bằng USD, cho nên tỷ giá USD tăng sẽ làm tăng các khoản chi phí tài chính là “lỗ tỷ giá hối đoái” (chi tiết được minh họa ảnh dưới).
2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu vẫn duy trì như năm 2021, nhưng giá vốn/chi phí đều đang tăng, đặc biệt là chi phí lãi vay. Do vậy, Lợi nhuận trước thuế VNM chỉ đạt 8.200 tỷ ~ giảm 2.000 tỷ so với cùng kỳ năm trước.
3. Thông tin khác.
- VNM tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2022 (1.400 đ/cp), ngày GDKHQ: 22.12.2022
- VNM chấm dứt liên doanh với KID
Theo Quyết định số 1154/QĐ-TTg ngày 30/09/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Vinamilk sẽ nâng tổng vốn đầu tư cho các dự án tại Campuchia lên 42 triệu USD tương đương gần 1.100 tỷ đồng. Theo đó, Vinamilk – Angkormilk sẽ đầu tư trang trại chăn nuôi bò sữa theo công nghệ tiên tiến của thế giới, hướng đến mục tiêu cho sữa trong 2 đến 3 năm tới, với sản lượng sữa tươi nguyên liệu đạt trên 4.000 tấn/năm.
4. Kết luận
Tài sản ngắn hạn giảm ở hàng tồn kho và tiền, công ty thanh toán nợ và các chi phí với các đối tác, các khoản vợ ngân hàng không giảm. Đồng thời, hiệu quả kinh doanh giảm -> khó khăn đang gõ cửa VNM.
Tuy nhiên, VNM có cân đối tài chính tốt, lượng tiền mặt lớn. Công ty đang triển khai các dự án mới trong và ngoài nước như: tổ hợp thiên đường sữa Mộc Châu, Dự án tại Lào và Campuchia,… -> Công ty có khả năng và đang nỗ lực để vượt qua giai đoạn khó khăn.