Vinamilk (VNM) – Bài học điển hình trong đầu tư cổ phiếu của doanh nghiệp tăng trưởng

1. Lịch sử hình thành và phát triển.

Năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) được thành lập có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam. bao gồm 4 nhà máy thuộc ngành chế biến thực phẩm:

  • Nhà máy Sữa Thống Nhất;
  • Nhà máy Sữa Trường Thọ;
  • Nhà máy Sữa Dielac;
  • Nhà máy Cà Phê Biên Hoà.

Giai đoạn đầu từ năm 1976 – 2003, Vinamilk (VNM) trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ, hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp nhà nước. Đến năm 2003, VNM cổ phần hóa chính thức đổi tên Công ty CP sữa Việt Nam. Năm 2005, VNM tiến hành niêm yết trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.

Từ năm 1976 đến 2005 (29 năm) hoạt động,Vinamilk trải qua nhiều lần cơ cấu, sát nhập và hình thành cơ cấu tổ chức như sau:

Từ năm 2006 đến nay, VNM đã liên tục củng cố xây dựng các nhà máy để phân phối sản phẩm trên cả nước để thực hiện mục tiêu ‘’Đem sản phẩm sữa chất lượng tốt đến cho tất cả trẻ em trên đất nước’’ và hơn nữa là mục tiêu ”Go global go green”. Cơ cấu tổ chức VNM như sau:

Nhìn qua 2 ảnh trên ta thấy hệ thống nhà máy và kênh phân phối của VNM được phát triển rất mạnh trong 15 năm vừa qua. Công ty đầu tư các nhà máy trong nước và nhà máy tại các nước phát triển. Đồng thời, năm 2019 công ty thâu tóm thêm GTNfood, Công ty đường và Công ty chế chế dừa để nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị phần và hoàn thiện hơn hệ sinh thái của VNM.

2. Sản phẩm.

Sản phẩm của công ty luôn được tập trung nghiên cứu và phát triển để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng khách hàng.

Năm 2006, đã đưa ra thị trường hơn 200 loại sản phẩm sữa và các sản phẩm từ sữa. Các nhóm sản phẩm chính:

  • Sữa đặc, sữa vỉ
  • Sữa tươi, sữa chua uống, su su
  • Sữa bột, bột dinh dưỡng
  • Bảo quản lạnh (kem, sữa chua, phô mai, bánh flan)
  • Giải khát (đậu nành, nước trái cây, trà, nước tinh khiết)
  • Thực phẩm (bánh quy, chocolate)
  • Cà phê

Năm 2015, VNM bắt đầu phát triển dòng sản phẩm sữa organic để đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm sữa chất lượng cao của khách hàng trong nước và quốc tế.

Đến năm 2018, Vinamilk bỏ các sản phẩm cà phê và thực phẩm, tập trung đa dạng hóa các sản phẩm từ sữa với 250 SKUs (Sản phẩm lưu kho).

3. Thị phần.

Tính toán thị phần sữa chính xác là công việc khó khăn vì mỗi hãng chiếm một thị phần khác nhau tại mỗi chủng loại sản phẩm. Năm 2019, Các công ty chuyên làm nghiên cứu thị trường công bố VNM dẫn đầu thị phần đầu, chiếm 55% thị phần sữa các loại.

Tuy nhiên, Chúng ta có thể đánh giá sức cạnh tranh của VNM bằng việc quan sát thực tế. Các sản phẩm của Vinamilk luôn ở vị trí ưu tiên tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại,… Các sản phẩm Vinamilk không chỉ có mặt tại các siêu thị lớn ở các thành phố lớn mà còn có mặt tại bản làng vùng xa, vùng cao.

Đồng thời, Khi chúng ta tham khảo những người xung quanh về sữa đang dùng và sự hài lòng. Chúng ta sẽ có câu trả lời tương đối chính xác về sức cạnh tranh của Vinamilk so với các hãng sữa khác.

4. Ban lãnh đạo.

Sự thành công ban lãnh đạo VNM đã được minh chứng rõ ràng bằng sự phát triển vượt bậc của VNM.

Bà Mai Kiêu Liên là nguyên chủ tịch và hiện đang làm Tổng giám đốc của VNM là một lãnh đạo nữ tiêu biểu. Chúng ta có thể thấy được trình độ và quá trình phấn đấu của Bà trong các báo cáo thường niêm của VNM. Bà và đội ngũ ban lãnh đạo đã từng bước giải quyết khó khăn, nắm bắt cơ hội trong mọi giai đoạn phát triển của VNM. Ông Dominic Scriven – Chủ tịch của quỹ đầu tư Dragon Capital phát biểu rằng ‘’Bà Mai Kiêu Liên và cả ban lãnh đạo khiến cho ông ngủ ngon khi nắm giữ VNM dài hạn’’.

Bà Lê Thị Băng Tâm là chủ tịch HĐQT của VNM, bà đã giữ nhiều chức vụ quan trọng của chính phủ và doanh nghiệp lớn. Một người rất ít xuất hiện trên kênh thông tin đại chúng.

Hơn nữa, trong hội đồng quản trị và ban điều hành của VNM hiện tại có:

  • Rất nhiều những người gắn bó lâu dài với VNM, đây chính là cán bộ ưu tú và hiểu rõ nhất về phát triển ngành công nghiệp sữa như: Trịnh Quốc Dũng, Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Nguyễn Quốc Khánh, Trần Minh Văn.
  • Ông Michael Chye Hin Fah và Lee Meng Tat đến từ Fraser & Neave (một trong những doanh nghiệp lớn nhất của Singapore.)
  • Ông Nguyễn Bá Dương – Chủ tịch HĐQT của CTD
  • Bà Đặng Thị Hà – Chủ tịch HĐQT của DHG.

5. Phân tích báo cáo tài chính.

5.1. Phân tích tài sản.

Cơ cấu tài sản của VNM ổn định. Tài sản ngắn hạn chiếm từ 50-60% trong cơ cấu tổng tài sản. Đồng thời, tổng tài sản có sự tăng trưởng ấn tượng trong hơn 15 năm từ 2003-2019.

VNM là một cỗ máy tạo tiền siêu hạng, các khoản tiền và tiền gửi có kỳ hạn (Đầu tư tài chính ngắn hạn) tăng dần qua thời gian và chiếm trung bình khoảng 30% trong cơ cấu tổng tài sản. Từ năm 2016 đến nay, tổng lượng tiền luôn đạt trên 10.000 tỷ đồng, riêng năm 2019 là 15.000 tỷ đồng.

Tài sản dài hạn được đầu tư hàng năm, đặc biệt năm 2013 và năm 2017 + 2018 công ty đầu tư lớn vào tài sản cố định nhằm nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm.

  • Năm 2013: VNM đầu tư 2 siêu nhà máy sữa Bình Dương với công nghệ hiện đại nhất thế giới.
  • Năm 2017 + 2018: VNM đầu tư vào phát triển trang trại và sản phầm sữa Organic
  • Ngoài ra, trong năm 2018 VNM tiến hành thâu tóm Công ty Đường Khánh Hòa, Công ty chế biến dừa Á Châu và Công ty cổ phần GTNfoods.

5.2. Phân tích nguồn vốn.

VNM là một doanh nghiệp có tình hình tài chính vững mạnh. Từ năm 2006 – 2016 nợ phải trả bằng 1/3 vốn chủ sở hữu. Một sự thịnh vượng bền vững mà rất doanh nghiệp xây dựng được. Điều này, giống như một gia đình giàu có, họ có rất ít các khoản nợ, nhiều tiền và tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Năm 2017 – 2019, VNM vay thêm vốn ngân hàng để sử dụng vốn hoạt động đầu tư vào phát triển trang trại và sản phẩm.

Cách quản lý tài chính của VNM chắc chắn và khôn ngoan, Tỷ lệ các khoản vay ngân hàng/Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đặc biệt, trong năm 2011 và 2012 là những năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam (lãi suất huy động và đi vay lên hơn 20%) VNM không sử dụng tiền vay từ phía ngân hàng. Điều này có thể do VNM được quản lý bởi người phụ nữ Việt Nam tiết kiệm, cẩn thận, chu đáo. VHC – Cá Tra Vĩnh Hoàn được quản lý bởi Bà Trương Thị Lệ Khanh có sự tương đồng trong cách quản lý tài chính.

5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh.

VNM có kết quả kinh doanh ấn tượng. Từ năm 2003 – 2019, doanh thu của VNM tăng 125 lần, LNST tăng 188 lần, giá cổ phiếu tăng 40 lần.

VNM có dấu hiệu của những doanh nghiệp phát triển bền vững:

  • Biên LN gộp trung bình từ 30 – 40%, từ năm 2016 biên LN gộp đạt gần 50%. Hoạt động đầu tư và phát triển của VNM đang đi vào chiều sâu và chất lượng hơn.
  • Biên lợi nhuận thuần đạt trên 20%.
  • Tỷ lệ ROE và ROA luôn ở mức cao.

6. Quan điểm đầu tư.

Từ năm 2018, Kết quả hoạt động của VNM không có sự tăng trưởng như giai đoạn trước. Tuy nhiên, VNM đã dần chuyển mình và chuẩn bị cho sự phát triển vững mạnh trong tương lai. Nhưng điểm nhấn chính cho sự phát triển VNM:

  • Nhu cầu tiêu thụ sữa của người Việt thấp hơn mặt bằng các nước phát triển. kinh tế và xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng sữa và sữa chất lượng cao ngày càng tăng.
  • VNM phát triển thêm các sản phẩm sữa chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu sử dụng của tầng lớp dân trí và thu nhập cao. Đồng thời, VNM phát triển sản phẩm sữa xuất khẩu nước ngoài.
  • Dịch bệnh Covid tác động lớn đến các hãng sữa quốc tế. Trong năm 2020, VNM vẫn hoạt động ổn định. Khi dịch bệnh qua đi, VNM sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ.

Ngày 05/05/2021, VNM đóng cửa tại 92.000đ/CP.

Giá mua VNM hợp lý ứng với mức P/b = 4.5 – 5 lần và P/e 15 – 17 lần. Năm 2021, mức giá sẵn sàng đầu tư 80.000đ – 90.000đ/CP, mức giá lý tưởng 70.000đ/CP – 80.000đ/CP.

Mục tiêu giá VNM 180.000 đồng – 200.000 đồng/CP, có thể thay đổi nếu kết quả kinh doanh VNM khả quan hơn.

Nguyễn Quảng Thịnh – Phân tích và Tư vấn Chứng khoán
Điện thoại / Zalo / Viber: 0904679589
Facebook: vừa và đủ
Email: thinh.nquang1@gmail.com